NGUYÊN NHÂN GÂY XƠ GAN Ở TRẺ EM
Xơ gan là tình trạng mô sẹo hình thành ở gan và dần thay thế các tế bào khỏe mạnh, khiến chức năng gan bị suy giảm, gây cho người bệnh rất nhiều sự khó chịu và phiền toái.
Xơ gan do bia rượu thường chiếm tỉ lệ rất cao và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan ở người trưởng thành. Nhưng ở trẻ em, bia rượu thường không phải là tác nhân gây bệnh chủ yếu. Nguyên nhân gây xơ gan ở trẻ em thường bắt nguồn từ:
- Các loại viêm gan, bao gồm cả viêm gan tự miễn
- Gan nhiễm mỡ
- Một số rối loạn di truyền như Wilson, tyrosinemia, xơ nang…
- Bệnh đường mật: viêm xơ, hẹp đường mật
- Tác dụng phụ từ thuốc hoặc độc tố, ví dụ như thừa vitamin A, thuốc methotrexate hay isoniazid…
BIỂU HIỆN BỆNH XƠ GAN Ở TRẺ EM
Cũng giống như người trưởng thành, bệnh xơ gan ở trẻ em thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện, dễ dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị.
Mệt mỏi, chán ăn có thể là biểu hiện xơ gan ở trẻ em
Thông thường, khi gan có vấn đề, trẻ thường có xu hướng mệt mỏi, lười ăn dẫn đến kiệt sức, suy dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, bé còn có nguy cơ bị sưng bụng. Mức độ các triệu chứng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương của gan.
Khi bệnh nặng hơn, các biểu hiện bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn:
- Da hoặc tròng trắng mắt chuyển dần sang màu vàng
- Nước tiểu sẫm màu hơn
- Bé dễ bị chảy máu hoặc bầm tím
- Gan hoặc lách to (phì đại)
- Chướng bụng, phù chân
- Máu lẫn với dịch nôn
- Ngứa và khó chịu
- Đờ đẫn, kém phát triển trí tuệ
CÁCH ĐIỀU TRỊ CHO TRẺ EM BỊ XƠ GAN
Ngay khi thấy các biểu hiện bất thường của trẻ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay để thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo hướng dẫn của bác sỹ. Thông thường các xét nghiệm đối với trẻ nghi ngờ mắc bệnh về gan bao gồm:
- Xét nghiệm máu: kiểm tra tình trạng hoạt động của gan, tìm kiếm nguyên nhân gây xơ gan.
- Siêu âm hoặc xét nghiệm hình ảnh (chụp CT hay MRI): tìm kiếm sự thay đổi ở gan.
- Sinh thiết gan: sử dụng các tế bào gan của trẻ để làm thêm những xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Đa số trẻ xơ gan có biểu hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu
Dựa vào các kết quả chính xác, các bác sỹ có thể chẩn đoán trẻ có bị bệnh về gan hay không, nếu có thì mức độ tổn thương như thế nào. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm:
- Điều trị triệu chứng
- Kiểm soát, ngăn ngừa biến chứng phát sinh thêm
- Loại bỏ lượng dịch dư thừa trong cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng
- Hỗ trợ đào thải độc tố trong máu
Đối với trẻ bị suy gan, xơ gan, cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt để bổ sung dưỡng chất một cách lành mạnh, giúp cải thiện tình trạng suy nhược ở trẻ.
Những thực phẩm nên bổ sung hằng ngày:
- Cháo bột yến mạch
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Thịt gia cầm không da và cá
- Các loại đậu và hạt
- Canh hoặc súp gà xé sợi
- Trái cây tươi
- Rau củ quả đa dạng
Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ cũng là một biện pháp tránh tình trạng tích trữ nước trong cơ thể.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện tình trạng xơ gan ở trẻ em
Để phòng ngừa xơ gan ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần:
- Cho trẻ tiêm phòng viêm gan B đầy đủ theo lịch tiêm chủng
- Tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh gây quá tải cho gan
Nếu có nhu cầu khám gan tại CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH HÀ, vui lòng gọi hotline 0911.40.7774 để được tư vấn và đặt lịch khám!